Liên Hệ: 0901 339 669

admin@nhonho.com.vn

Cấp Giấy Chứng Nhận ISO 14001:2015 | Miễn phí năm đầu - Giá Trị Quốc Tế

✅Khuyến mãi chỉ dành riêng cho bạn
✅Khuyến mãi năm đầu tiên trị giá 8.000.000 VNĐ
✅Chứng nhận có hiệu lực quốc tế
✅Thực hiện dịch vụ trên toàn quốc
✅Dấu công nhận quốc tế BOA – IAF
✅ Giấy chứng nhận ISO 14001:2015

Mục lục

1. Chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là gì?

Chứng nhận ISO 14001 (chung-nhan-iso-14001) giúp khẳng định doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm với môi trường. Bởi lẽ tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế được thiết kế dành cho hệ thống quản lý môi trường (EMS). Để hiểu chi tiết hơn về ISO 14001 cũng như chứng nhận phù hợp theo têu chuẩn ISO 14001, bạn hãy cùng theo dõi những thông tin tiếp theo đây.

1.1.  Khái quát về tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản 2015 được biết đến là một tiêu chuẩn quốc tế trong bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. ISO 14001 với phiên bản mới nhất là ISO 14001:2015 được thiết kế dành cho hệ thống quản lý môi trường và được áp dụng cho mọi doanh nghiệp/ tổ chức.

ISO 14001:2015 thiết lập các nguyên tắc, các yêu cầu được sử dụng như một bản hướng dẫn có tính định hướng giúp doanh nghiệp bảo vệ  môi trường hiệu quả hơn. Đồng thời, có đủ khả năng để ứng phó và cân bằng giữa những sự biến đổi của điều kiện môi trường trong mối tương quan với những nhu cầu của kinh tế – xã hội.

 

Nói cách khác, với các yêu cầu, điều khoản của ISO 14001, nó cho phép doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu về EMS đã được thiết lập trước đó. Bởi khi áp dụng ISO 14001, từng khâu, từng bước trong hệ thống sẽ được mô tả rõ ràng, cụ thể. Điều này giúp cho doanh nghiệp kiểm soát EMS tốt hơn và là cơ sở để cải tiến không ngừng. Từ đó, hiệu quả của EMS luôn được tối ưu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chung cho toàn doanh nghiệp.

1.2.  ISO 14001 có ý nghĩa gì?

ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. Nó cung cấp các khuôn khổ mà một tổ chức có thể tuân theo, thay vì thiết lập các yêu cầu về hoạt động môi trường.

Ý nghĩa của chứng chỉ ISO 14001 là bằng chứng cho việc áp dụng thành công ISO 14001 trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu phát triển gắn liên với bảo vệ môi trường.

1.3.  Đối tượng áp dụng ISO 14001

Thực tế, ISO 14001:2015 không phải là một tiêu chuẩn dành riêng cho một đối tượng doanh nghiệp cụ thể nào cả, mà phạm vi của nó còn rộng hơn thế. Mọi doanh nghiệp, tổ chức đều có thể áp dụng ISO 14001:2015 khi quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Nói cách khác, dù doanh nghiệp của bạn có quy mô ra sao, hoạt động trong lĩnh vực gì, đặc điểm sản phẩm/ dịch vụ như thế nào,… cũng không quan trọng. Chỉ cần doanh nghiệp/ tổ chức muốn thiết lập hoặc nâng cao hiệu quả của EMS thì đều có thể áp dụng ISO 14001:2015.

1.4.  Chứng nhận ISO 14001 là gì?

Chứng nhận hay chứng chỉ ISO 14001 là gì thì nói một cách đơn giản, chứng nhận theo ISO 14001 là hoạt động đánh giá, xác nhận hệ thống quản lý môi trường của một doanh nghiệp phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu được tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đặt ra. Hoạt động này thường được thực hiện thực hiện bởi bên thứ 3 là tổ chức chứng nhận có thẩm quyền trong việc đánh giá sự phù hợp.

Khi một hệ thống quản lý môi trường được xây dựng và vận hành theo đúng các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 14001 thì doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận ISO 14001 (chứng chỉ ISO 14001).

Giấy chứng nhận ISO 14001:2015 là gì? Đây chính là loại giấy chứng nhận mà doanh nghiệp được cấp sau khi được tổ chức chứng nhận đánh giá rằng hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp bạn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.

1.5.  Vì sao doanh nghiệp cần chứng nhận?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu hỏi “vì sao nên làm chứng nhận ISO 14001?” trong doanh nghiệp mình. Trong bối cảnh trái đất đang nóng lên từng ngày, nguồn tài nguyên cũng dần trở nên cạn kiệt, ưu tiên hàng đầu của cộng đồng chính là việc bảo vệ môi trường. Có không ít quy định, luật định về môi trường được đặt ra để giảm thiểu tình trạng này.

Đồng thời, người tiêu dùng cũng dần dịch chuyển sang xu hướng tiêu dùng xanh. Họ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp thể hiện được các cam kết và trách nhiệm với môi trường.

Để đáp ứng được những điều này, có không ít doanh nghiệp đã thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt được chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Bởi chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001 chính là một bằng chứng đáng tin cậy chứng minh với người tiêu dùng và xã hội rằng doanh nghiệp có quan tâm đến các ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp mình tới môi trường. Và luôn nỗ lực để đảm bảo hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới mẹ thiên nhiên.

Không dừng lại ở đó, những lợi ích to lớn mà doanh nghiệp khi đạt ISO chứng nhận bảo vệ môi trường phải kể đến như nâng cao hiệu quả hoạt động trong khi giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh; tăng khả năng sinh lời; tạo lợi thế cạnh tranh; tạo dựng hình ảnh tốt đẹp để có thể giữ vững vị thế trên thị trường cũng như tiếp cận thị trường mới dễ dàng hơn;…

Có thể khẳng định rằng, chứng nhận theo TCVN ISO 14001:2015 chính là một trong những chìa khóa đảm bảo cho một tương lai phát triển bền vững không chỉ của doanh nghiệp mà còn là của toàn xã hội.

1.6.  Lợi ích khi doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 14001

Khi đạt được giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, doanh nghiệp có thể hưởng được vô vàn lợi ích từ chứng chỉ ISO ngành môi trường này. Một số lợi ích nổi bật phải kể đến như:

–  Tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, đối tác qua việc thể hiện trách nhiệm, cam kết của doanh nghiệp với các vấn đề về môi trường.

–  Chứng minh sự tuân thủ về mặt luật pháp với các quy định, luật định về môi trường.

–  Là ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các sản phẩm/ dịch vụ cùng loại của đối thủ.

–  Giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh do biết cách phân bố nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm, hợp lý.

–  Góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hướng đến một cộng đồng phát triển bền vững.

2. Chứng nhận ISO 14001:2015 và “Nghị định 40/2019/NĐ-CP”

Mặc dù doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý môi trường TCVN ISO 14001 có thể là bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động dựa trên mục tiêu phát triển song hành với việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên ở nước ta một số loại hình doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng Hệ thống quản lý môi trường TCVN ISO 14001 theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Đó là:

“Cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển phải áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001.”

“Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Về thời gian hoàn thành việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường TCVN ISO 14001 là:

3. Tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001

Để EMS duy trì được hiệu lực thì các doanh nghiệp cần phải đạt được chứng nhận ISO 14001 được cấp bởi các tổ chức chứng nhận sự phù hợp uy tín và được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này.

3.1.  Giới thiệu về chứng nhận và tổ chức chứng nhận

Chứng nhận được hiểu là hoạt động được thực hiện bởi một tổ chức độc lập chuyên đánh giá sự phù hợp (điển hình như NHONHO). Trong đó, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá, xác nhận sự phù hợp của một sản phẩm, dịch vụ hay hệ thống hoặc quá trình nào đó so với những yêu cầu, tiêu chuẩn tương ứng.

Cụ thể trong trường hợp này, hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý môi trường chính là việc chứng nhận sự phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Các tổ chức thực hiện đánh giá, xác nhận EMS thường được gọi là tổ chức chứng nhận ISO theo tiêu chuẩn ISO 14001.

3.2.  Tổ chức nào có thẩm quyền cấp chứng nhận?

Tổ chức có thẩm quyền cấp chứng nhận quản lý môi trường ISO 14001 có thể là tổ chức chứng nhận sự phù hợp hoạt động trong nước hoặc quốc tế.

Tại Việt Nam, Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định rằng tổ chức có thẩm quyền chứng nhận phải là những tổ chức được các cơ quan nhà nước, cụ thể là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp.

3.3.  Nên đăng ký chứng nhận ở tổ chức chứng nhận nào uy tín?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tổ chức thực hiện chứng nhận ISO 14001:2015 nhưng không phải đơn vị nào cũng có đầy đủ pháp lý và năng lực để cấp loại chứng chỉ này.

Chính vì vậy, để tránh tiền mất tật mang, tốt nhất là doanh nghiệp nên tìm hiểu thật kỹ trước khi đăng ký chứng nhận ở bất cứ tổ chức chứng nhận nào. Nếu vẫn chưa tìm được địa chỉ phù hợp, một trong những tổ chức uy tín, đi đầu về chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp có thể tham khảo là Tổ chức chứng nhận và giám định Quốc tế NHONHO.

Về mặt pháp lý, NHONHO đã được Văn phòng Công nhận Chất lượng BoA công nhận và được cấp VICAS theo giấy chứng nhận số 1162/TĐC- HCHQ. Không chỉ vậy, NHONHO cũng được công nhận bởi Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF). Do đó, chứng nhận được NHONHO cấp có giá trị, được thừa nhận và công nhận không chỉ ở Việt Nam và trên quốc tế.

NHONHO được công nhận có đầy đủ năng lực tiến hành đánh giá và chứng nhận EMS phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17021- 1:2015 & ISO/IEC TS 17021-2:2016 (Tiêu chuẩn Quốc gia yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý)

NHONHO đã đăng ký hoạt động chứng nhận hệ thống ISO theo TCVN ISO 14001/ ISO 14001

Bên cạnh đó, NHONHO cũng luôn được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Với đội ngũ chuyên gia đánh giá hàng đầu, chi phí hợp lý, thủ tục chuyên nghiệp cùng hệ thống chi nhánh trải rộng, NHONHO luôn là một địa chỉ hàng đầu được hơn 1000+ khách hàng tin tưởng lựa chọn.

 

4. Các doanh nghiệp áp dụng ISO 14001:2015 đã đăng ký cấp chứng nhận tại NHONHO

5. 3 điều kiện để được cấp chứng chỉ ISO 14001

Khi đăng ký để được cấp chứng nhận ISO 14001, có 3 điều kiện cơ bản mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng được, đó là: 

Điều kiện thứ 1: Xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001

Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một đặc điểm riêng về cơ cấu tổ chức, quy mô, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm/ dịch vụ,… Và tác động của việc sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp tới môi trường cũng sẽ không giống nhau.

Bởi vậy, nếu muốn áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, doanh nghiệp cần phải cân nhắc trong việc xây dựng và áp dụng EMS theo ISO 14001:2015 sao cho phù hợp nhất với thực tế về bối cảnh doanh nghiệp cũng như điều kiện môi trường.

Điều kiện thứ 2: Đăng ký cấp chứng nhận

Sau khi xây dựng được EMS, doanh nghiệp nên đăng ký cấp chứng nhận tại tổ chức chứng nhận NHONHO. Việc làm này sẽ giúp EMS của doanh nghiệp được đánh giá, xác nhận về mức độ phù hợp so với các yêu cầu được đặt ra trong ISO 14001:2015. Nếu như kết quả đánh giá là phù hợp thì doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận.

Điều kiện thứ 3: Duy trì hệ thống và hiệu lực chứng nhận

Sau khi đạt được chứng nhận, doanh nghiệp vẫn cần phải duy trì việc vận hành, kiểm soát và cải tiến EMS. Điều này không chỉ để đảm bảo giấy chứng nhận bảo vệ môi trường 14001:2015 giữ được hiệu lực mà còn giúp hệ thống phát huy được vai trò hiệu quả của nó trong công tác bảo vệ môi trường.

6. Hiệu lực của chứng nhận ISO 14001

Hiệu lực của giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 là bao lâu là một trong những thắc mắc NHONHO thường nhận được từ khách hàng. Sau đây sẽ là một số thông tin chi tiết về hiệu lực của giấy chứng nhận doanh nghiệp có thể tham khảo.

6.1.  Giấy chứng nhận có hiệu lực trong bao lâu?

Hiệu lực của giấy chứng nhận là khoảng thời gian được tính từ ngày cấp chứng chỉ tới ngày hết hạn có giá trị pháp lý mà doanh nghiệp bắt  buộc phải thi hành thì giấy chứng nhận mới có giá trị trong thời gian đó.

Theo quy định, hiệu lực của giấy chứng nhận sẽ là 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp chứng chỉ. Trong thời gian 3 năm này, tổ chức chứng nhận sẽ tổ chức các cuộc đánh giá thường niên mỗi năm một lần. Mục đích của cuộc đánh giá này là đảm bảo EMS của doanh nghiệp vẫn được vận hành và kiểm soát chặt chẽ.

6.2.  Giấy chứng nhận ISO 14001 bị thu hồi trong trường hợp nào?

Chứng chỉ ISO môi trường sẽ bị thu hồi với những trường hợp doanh nghiệp không áp dụng EMS hoặc EMS không đáp ứng được các yêu cầu mà ISO 14001 đã đặt ra. Bởi điều này sẽ khiến EMS không đảm bảo được hiệu quả và đáp ứng được các mục tiêu doanh nghiệp hướng tới.

Giấy chứng nhận khi bị thu hồi sẽ không còn có giá trị. Doanh nghiệp nếu muốn được cấp lại thì cần phải áp dụng và đăng ký chứng nhận lại từ đầu.

7. Chi phí chứng nhận ISO 14001:2015

Thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có lĩnh vực hoạt động, quy mô khác nhau. Vì thế mà không có một con số cụ thể cho mức chi phí để đạt được chứng nhận. Để biết được chi phí cụ thể ra sao, tốt nhất là doanh nghiệp nên trực tiếp liên hệ với tổ chức chứng nhận mình muốn đăng ký.

Tại NHONHO, chúng tôi cam kết sẽ đem đến dịch vụ uy tín, chất lượng với mức chi phí tiết kiệm, đảm bảo phù hợp với từng doanh nghiệp.

 

8. Thời gian cấp chứng chỉ ISO 14001

Thời gian cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là bao lâu? Thực tế, khoảng thời gian này gồm 2 mốc. Đó là thời gian xây dựng và vận hành EMS theo ISO 14001 và thời gian đăng ký và nhận được chứng chỉ. Cụ thể:

8.1.  Thời gian xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Thông thường, thời gian để một doanh nghiệp có thể xây dựng và đưa EMS vào vận hành trung bình kéo dài 3 – 6 tháng. Thậm chí, thời gian này còn có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào khả năng và nguồn lực cũng như quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

8.2.  Thời gian để cấp chứng chỉ ISO 14001:2015

Sau khi đã có một EMS đạt chuẩn ISO 14001:2015, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký chứng nhận ISO 14001 với tổ chức chứng nhận. Thời gian để được cấp chứng nhận thường diễn ra ngắn hơn rất nhiều so với thời gian xây dựng và áp dụng EMS.

Với trường hợp kết quả đánh giá là phù hợp, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận sau đó vài ngày.

Còn trong trường hợp kết quả đánh giá là chưa phù hợp, doanh nghiệp cần phải có những hành động khắc phục trong thời gian tối đa 3 – 6 tháng. Nếu quá thời hạn này mà vẫn không khắc phục được thì việc đánh giá, chứng nhận sẽ kết thúc và doanh nghiệp sẽ không được cấp chứng chỉ.

Bên cạnh đó, thời gian cấp chứng chỉ ISO về môi trường còn phụ thuộc vào năng lực và khả năng của tổ chức chứng nhận doanh nghiệp đăng ký. Nếu như tổ chức chứng nhận đó có đầy đủ nguồn lực cùng đội ngũ chuyên gia giỏi, dày dặn kinh nghiệm thì quá trình đánh giá, chứng nhận cũng sẽ được rút ngắn đáng kể.

9. Làm thế nào để đạt được chứng nhận ISO 14001?

Khi đăng ký chứng nhận ISO 14001 tại tổ chức chứng nhận uy tín NHONHO, doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn thực hiện các thủ tục theo quy trình như sau:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 14001

Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận ISO 14001 

Bước 7: Đánh giá và giám sát định kỳ 

Bước 8: Đánh giá và chứng nhận lại

Đây là các bước để lấy chứng chỉ ISO 14001:2015 cơ bản cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đạt được chứng nhận ISO 14001.

 

10. Doanh nghiệp bạn sẽ nhận được gì khi chứng nhận ISO 14001 ở NHONHO?




Contact Me on Zalo