Liên Hệ: 0901 339 669

admin@nhonho.com.vn

Cấp Giấy Chứng Nhận ISO 22000 | Miễn phí năm đầu - Giá Trị Quốc Tế

✅Khuyến mãi chỉ dành riêng cho bạn
✅Khuyến mãi năm đầu tiên trị giá 8.000.000 VNĐ
✅Chứng nhận có hiệu lực quốc tế
✅Thực hiện dịch vụ trên toàn quốc
✅Dấu công nhận quốc tế BOA – IAF
✅ Giấy chứng nhận ISO 22000

Mục lục

1. Chứng nhận ISO 22000 là gì?

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi mới biết đến chứng nhận ISO 22000 để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thường đặt ra câu hỏi: “chứng nhận ISO 22000 là gì?” hay “chứng chỉ ISO 22000 là gì?”. Trong đó chứng nhận ISO 22000 lại khởi nguồn từ tiêu chuẩn ISO 22000. Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra những yêu cầu có tính định hướng cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và được dùng làm cơ sở để đánh giá, chứng nhận sự phù hợp. Trong bài viết dưới đây, NHONHO sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết để doanh nghiệp có thể hiểu rõ về chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000 cũng như làm cách nào để đạt chứng nhận này.

1.1. Khái quát tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế được ISO – Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế xây dựng tập trung vào các hoạt động liên quan tới an

 

toàn thực phẩm trong một doanh nghiệp. Theo đó, tên đầy đủ của tiêu chuẩn ISO 22000 là ISO 22000 Food Safety Management Systems – Requirements for any organization in the food chain, hay chính là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được công nhận và áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng trong bối cảnh vấn đề an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn.

ISO 22000 đưa ra các yêu cầu với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hệ thống này có thể được chứng nhận. Đây là một minh chứng cho việc doanh nghiệp/ cơ sở bạn đã đảm bảo được vệ sinh khi sản xuất ra sản phẩm thực phẩm an toàn.

1.2.  Chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

Chứng nhận ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là việc một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3), điển hình như Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế NHONHO tiến hành đánh giá một doanh nghiệp/ tổ chức về việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với những điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000.

Nếu doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp theo những điều khoản của ISO 22000, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận (hay còn gọi là chứng chỉ ISO 22000).

1.3.  Vì sao doanh nghiệp cần chứng nhận?

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, nhất là ở những khu vực như đô thị hay thành phố lớn, tình trạng thực phẩm không an toàn có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Khi sử dụng phải các thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng sẽ phải trả giá đắt bằng chính sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình. Ngoài ra, nó còn là mầm mống gây ra hàng loạt các căn bệnh quái ác tích tụ trong cơ thể con người và chỉ chờ bộc phát.

Các hóa chất độc hại, điển hình như: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kháng sinh, thuốc chất tăng trọng khi còn dư lại trong thịt, cá nếu tiêu thụ phải sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống… của con người. Đây chính là tiền đề cho nhiều loại bệnh nguy hiểm như ung thư, suy giảm trí nhớ, thoái hóa xương khớp,…

Chính vì vậy, Luật an toàn thực phẩm ra đời cùng Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã đưa ra các quy định chi tiết để hạn chế vấn đề đe dọa đến an toàn thực phẩm.

Chứng nhận ISO 22000 được nhìn nhận như là bằng chứng chứng minh rằng doanh nghiệp/ cơ sở bạn có đủ khả năng sản xuất và kinh   doanh thực phẩm đảm bảo an toàn và đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật hiện hành.

Nếu tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị đã được cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 thì các tổ chức, doanh nghiệp hay đơn vị đó sẽ không cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, doanh nghiệp khi đã có chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 sẽ có rất nhiều thuận lợi.

Đạt chứng nhận giúp doanh nghiệp bạn:

–  Chứng minh được khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm, dịch vụ về thực phẩm an toàn và có chất lượng phù hợp với những yêu cầu của khách hàng cũng như của các luật định chế định hiện hành

–  Giải quyết được các rủi ro, nguy cơ về an toàn thực phẩm có ảnh hưởng tới mục tiêu của tổ chức bạn.

–  Là bằng chứng cho thấy sự phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm so với các yêu cầu được quy định trong ISO 22000.

–  Giúp doanh nghiệp, tổ chức bạn hoạch định được những quá trình liên quan đến an toàn thực phẩm và sự tương tác giữa những quá trình đó.

–  Giúp tổ chức bạn đảm bảo được hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra theo đúng các quy trình được đặt ra. Cũng như đảm bảo nguồn lực được quản lý một cách thỏa đáng và những cơ hội hay sự cải tiến được xác định và thực hiện rõ ràng.

1.4.  Đối tượng áp dụng chứng nhận

Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu chung được áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc chuỗi thực phẩm, không phân biệt quy mô, loại hình hay mức độ phức tạp của tổ chức. Bao gồm cả những tổ chức hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ví dụ như: Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi; đơn vị kinh doanh các động thực vật hoang dã; nhà sản xuất thực phẩm; đơn vị cung cấp dịch vụ  về thực phẩm như làm sạch và vệ sinh, vận chuyển, phân phối và bảo quản, các nhà sản xuất và cung cấp thiết bị, hoạt chất khử trùng, làm sạch, bao bì và những loại vật liệu khác có tiếp xúc với thực phẩm.

2. Tổ chức chứng nhận ISO 22000

Để doanh nghiệp bạn có thể đạt chứng nhận thực hiện theo ISO 22000 cần có tổ chức chứng nhận được cấp phép thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng xem chứng nhận là gì và tìm hiểu về tổ chức chứng nhận cho ISO 22000.

2.1.  Giới thiệu về chứng nhận và tổ chức chứng nhận ISO

Chứng nhận là việc một tổ chức đánh giá sự phù hợp độc lập (đánh giá bên thứ 3) tiến hành xác nhận mức độ phù hợp của một sản phẩm, dịch vụ, vật liệu hay hệ thống, quá trình so với những yêu cầu tương ứng.

Theo đó, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là hoạt động một tổ chức chứng nhận được cấp phép thực hiện việc đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của một tổ chức/ doanh nghiệp cụ thể để kết luận hệ thống được áp dụng có phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 22000 hay không.

2.2.  Tổ chức nào có thẩm quyền chứng nhận?

Tổ chức chứng nhận ISO là một tổ chức thực hiện hoạt động chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000 nhưng tổ chức này phải có đủ thẩm quyền và đáp ứng được những điều kiện sau thì mới được phép hoạt động chứng nhận:

Tổ chức chứng nhận đó phải được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cùng các bộ, ban ngành liên quan cấp phép hoạt động trong lĩnh

vực đánh giá sự phù hợp cho các sản phẩm/ hàng hóa hay các quá trình từ sản xuất tới cung ứng dịch vụ… theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP.

2.3.  Đăng ký chứng nhận ở tổ chức chứng nhận nào uy tín?

Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.

NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic… Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ… với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN

3. Khách hàng đã được NHONHO đào tạo và đánh giá chứng nhận ISO 22000

4. Điều kiện để được cấp chứng chỉ ISO 22000

Để được cấp chứng chỉ về ISO 22000 doanh nghiệp cần đáp ứng 3 điều kiện quan trọng sau: 

 

Điều kiện thứ 1: Xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

Doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

 

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quá trình triển khai và áp dụng tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nhân sự, số lượng phòng ban, văn phòng cũng như sản phẩm cụ thể là gì. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ngay từ đầu phải có kế hoạch cùng chương trình xây dựng cùng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 dành riêng cho doanh nghiệp mình.

Điều kiện này sẽ bao gồm một số công việc quan trọng như: Xác định phạm vi hoạt động; Tổ chức cuộc họp lãnh đạo về việc cam kết thực hiện xây dựng và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000; Thành lập ban ISO gồm thành viên là các đại diện từ các bộ phận; Tiến hành hoạch định các rủi ro cùng cơ hội, mục tiêu; Triển khai các chương trình tiên quyết; Quyết định nguồn nhân lực tham gia trong việc quản lý an toàn thực phẩm; Tiến hành thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện; Đưa ra các cải tiến và khắc phục phù hợp.

 

Điều kiện thứ 2: Đăng ký cấp chứng chỉ ISO 22000

Đăng ký chứng nhận ISO tại tổ chức chứng nhận NHONHO. Sau khi đăng ký xong tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000. Nếu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận đạt ISO 22000.

 

Điều kiện thứ 3: Duy trì hệ thống và hiệu lực của chứng nhận

Tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 và hiệu lực của Giấy chứng nhận sau khi đạt được chứng nhận, doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.

 5. Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000

Hiệu lực của chứng nhận là bao lâu chắc hẳn là điều mà doanh nghiệp bạn đang thắc mắc. Sau đây sẽ là thông tin chi tiết:

5.1.  Giấy chứng nhận có hiệu lực trong bao lâu?

Hiệu lực của giấy chứng nhận là khoảng thời gian từ ngày cấp chứng nhận đến ngày hết hạn (hết hiệu lực). Hầu hết các chứng chỉ ISO có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp. Chứng chỉ ISO 22000 cũng vậy. Trong 3 năm đó, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp, mỗi năm một lần.

5.2.  Giấy chứng nhận bị thu hồi trong trường hợp nào?

Sau khi đạt chứng nhận ISO cho thực phẩm, doanh nghiệp bắt buộc phải duy trì áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 để hiệu lực của giấy chứng nhận có hiệu lực. Trường hợp doanh nghiệp không áp dụng hoặc vận hành hệ thống không theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000, hiệu lực của giấy chứng nhận sẽ không còn giá trị và bị tổ chức chứng nhận thu hồi.

Có không ít doanh nghiệp sau khi đạt chứng chỉ nhưng không duy trì việc áp dụng hệ thống dẫn tới sự trì trệ hoặc vận hành sai trong quá trình hoạt động cũng như bị thu hồi và giấy chứng nhận cũng sẽ mất đi hiệu lực của nó.

 

 

6. Chi phí chứng nhận ISO 22000

Chứng nhận ISO 22000 có những lợi ích vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp bạn, vậy chi phí xin chứng nhận ISO 22000 là bao nhiêu? Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000 khác nhau bởi chi phí này còn phụ thuộc vào quy mô, phạm vi, loại hình hoạt động của doanh nghiệp bạn.

Như vậy, tổ chức chứng nhận sẽ tính chi phí xin chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp bạn. Những chi phí đó sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của doanh nghiệp của bạn và các yếu tố khác.

Do đó, tổ chức/ doanh nghiệp tốt nhất nên hoạch định rõ ràng kinh phí cho hoạt động chứng nhận sao cho phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu của mình.

Doanh nghiệp có thể tham khảo chi phí cấp chứng chỉ tại NHONHO với dịch vụ uy tín, chất lượng và chi phí phù hợp.

 

7. Thời gian cấp chứng nhận

Doanh nghiệp thường muốn đạt được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000 một cách nhanh nhất. Tuy nhiên cần có thời gian để xây dựng, áp dụng và đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000 phù hợp. Cụ thể thời gian xây dựng, áp dụng và cấp chứng chỉ ISO 22000 như sau:

7.1.  Thời gian xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

Để đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000 doanh nghiệp bạn cần trải qua thời gian xây dựng và thực hiện ISO 22000. Nhiều doanh nghiệp có thể triển khai thực hiện 3 – 6 tháng nhưng cũng có không ít doanh nghiệp có khoảng thời gian thực hiện dài hơn rất nhiều.

7.2.  Hiệu lực chứng chỉ ISO 22000

Thời gian cấp chứng chỉ an toàn thực phẩm ISO 22000 thông thường ngắn hơn quãng thời gian thực hiện. Sau khi đăng ký chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp xuống đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp bạn.

 

Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp bạn phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 thì doanh nghiệp bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận 22000 sau đó vài ngày.

 

Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp không không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 thì doanh nghiệp sẽ phải tiến hành khắc phục hành động không phù hợp tối đa từ 3 – 6 tháng. Nếu doanh nghiệp không khắc phục được thì quá trình đánh giá sẽ kết thúc và doanh nghiệp sẽ không được cấp chứng nhận.

 

Thời gian cấp chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2018 còn phụ thuộc vào năng lực của tổ chức chứng nhận. Nếu tổ chức chứng nhận có đầy đủ năng lực, số lượng chuyên gia, trình độ chuyên môn phù hợp thì thời gian này sẽ được rút ngắn.

 

8. Quy trình chứng nhận ISO 22000?

 

Sau đây là quy trình để đạt chứng chỉ ISO 22000:2018 được NHONHO áp dụng:

–  Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 22000: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 22000 với tổ chức chứng nhận ISO uy tín, được cấp phép như NHONHO.

–  Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá: Tổ chức đánh giá chứng nhận cùng với doanh nghiệp đăng ký chứng nhận xem xét hợp đồng và chuẩn bị cho việc đánh giá.

–  Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu của việc đánh giá chứng nhận ISO 22000.

–  Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2: Tiếp theo là việc đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000 giai đoạn 2.

–  Bước 5: Thẩm xét hồ sơ ISO 22000: Sau 2 giai đoạn đánh giá sẽ đến bước thẩm xét hồ sơ.

–  Bước 6: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000 với hiệu lực là 3 năm cho doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 22000.

–  Bước 7: Đánh giá và giám sát định kỳ để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận.

–  Bước 8: Đánh giá và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000 lại cho doanh nghiệp (sẽ thực hiện trước khi hết hiệu lực 2 tháng).

Với 8 thủ tục chứng nhận ISO 22000 ở trên, dịch vu làm chứng nhận ISO 22000 uy tín của NHONHO sẽ giúp doanh nghiệp có được chứng chỉ ISO 22000 và duy trì được hiệu lực của giấy chứng nhận bởi những hoạt động giám sát định kỳ.

 

9. 3 lý do doanh nghiệp bạn nên lựa chọn NHONHO cấp chứng nhận ISO 22000

Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.

QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.

NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic… Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ… với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:

– Chỉ định Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu: Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.

– Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…

– Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp

– Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….

– Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.

– Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.

 

Contact Me on Zalo